This entry is part [part not set] of 4 in the series Sao lưu & phục hồi

Vấn đề liên tục phát triển của dữ liệu doanh nghiệp hiện nay không chỉ gói gọn trong giá trị cơ bản của việc lưu trữ, mà còn là giá trị kinh doanh phát suất từ việc bảo vệ và phân tích dữ liệu. Chính vì khả năng “biết nói” của dữ liệu doanh nghiệp, giải pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu ngày một cấp thiết và chứng tỏ sự quan trọng trong bất kì doanh nghiệp nào, bất kì loại dữ liệu nào.



Doanh nghiệp sẽ có cái nhìn mới về Sao lưu & Phục hồi dữ liệu

Hướng tiếp cận xưa cũ để mở rộng khả năng bảo vệ dữ liệu không còn phù hợp trong bối cảnh tốc độ mở rộng của dữ liệu theo cấp số nhân như hiện nay. Việc mở rộng không còn là câu chuyện thêm nhiều đĩa, không gian trống vào hệ thống lưu trữ nữa. Dữ liệu doanh nghiệp thì tăng nhanh một cách chóng mặt, không những thế mà mà ngược lại ngân sách của việc bảo vệ dữ liệu và chứa dữ liệu tăng chậm, thậm chí không tăng. Và một kế quả hiển nhiên hoàn toàn có thể xảy ra với doanh nghiệp của chúng ta, dữ liệu cần thiết cho một doanh nghiệp được xây dựng trong vòng 3 năm chỉ sụp đổ chỉ trong một ngày và khả năng phục hồi gần như bất khả thi.

Một số doanh nghiệp/tổ chức đã nhận ra điều này và bắt đầu tìm kiếm cho mình một phương thuốc bảo vệ dữ liệu tốt hơn. Việc tìm kiếm này giường như giúp họ vượt qua sự lo lắng về dữ liệu, họ tìm kiếm trên các tiêu chí như chi phí, độ phức tạp, khả năng sao lưu; và kết quả dẫn đến 1/3 trong số các doanh nghiệp/tổ chức đã thay đổi nhà cung cấp giải pháp sao lưu dữ liệu (theo số liệu năm 2016 của Gartner Magic Quadrant for Enterprise Backup and restore Software được biên soạn bởi Dave Russell)

Nhưng việc thay đổi nhà cung cấp giải pháp sao lưu chưa phải là giải pháp triệt để, và cũng chưa bao giờ là giải pháp tốt nhất. Tổ chức/doanh nghiệp cần một cái nhìn tinh tế/sâu sắc hơn về vấn đề của dữ liệu và hệ thống sao lưu, tính toán sự cần thiết của việc nâng cấp hoặc thay thế. Thậm chí, doanh nghiệp/tổ chức cần có các động thái mạnh mẽ hơn trong việc chắt lọc dữ liệu cần thiết và chuẩn hóa dữ liệu nhằm tạo các dữ liệu có giá trị hơn, tiêu tốn ít không gian lưu trữ hơn, nhờ đó tối ưu hóa được giải pháp sao lưu. Để tối ưu hóa được, bản thân doanh nghiệp hơn ai hết cần hiểu rõ về dữ liệu đang nắm giữ.

Một ví dụ điển hình, với một lượng dữ liệu thô khổng lồ, qua các thao tác chuyển hóa, chuẩn hóa, kết dữ liệu… doanh nghiệp hoàn toàn có thể giảm được dung lượng lưu trữ, kéo theo việc giảm rủi ro khi quản lý dữ liệu, giảm chi phí đầu tư hạ tầng lưu trữ, sử dụng tài nguyên hệ thống hiệu quả hơn nhằm giảm chi phí vận hành của hệ thống CNTT doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, một số doanh nghiệp đã có những bước chuyển lớn, sử dụng dữ liệu như một nguồn dữ liệu lớn (Big Data) để phát suất ra các báo cáo, thống kê nhằm hướng đến hiệu quả kinh doanh. Từ đó, vấn đề đầu tư và mở rộng hệ thống lưu trữ, sao lưu bảo vệ dữ liệu không còn là vấn đề quá lớn về mặt chi phí và vận hành. Hành động này cho thấy các doanh nghiệp hiện nay đang chuyển dần sang hướng “giá trị hóa” dữ liệu, biến dữ liệu từ vô hạn về mặt kích thước, trở thành hữu hạn về chỉ số hiệu quả kinh doanh. Điển hình, trong những năm gần đây, các lĩnh vực thường xuyên được tập trung thảo luận và phát triển ở khắp các đơn vị truyền thông, hội nghị và chuyên đề chính là: Business Intelligence (BI), Data Analytics, và Big Data. 

Vượt qua rào cản Sao lưu & Phục hồi dữ liệu

Để vượt qua rào cản Sao lưu & Phục hồi dữ liệu, hãy xem xét đến các khía cạnh sau.

Cắt giảm dữ liệu dư thừa

Đây là khía cạnh đầu tiên mà doanh nghiệp/tổ chức nên cân nhắc xem xét thực hiện nếu muốn tối ưu hóa vấn đề sao lưu & phục hồi dữ liệu. Hướng tiếp cận này cũng khá đơn giản và tương đối khả thi với phần đông các doanh nghiệp và nhiều loại dữ liệu khác nhau.

Thử làm một bài toán nhỏ, doanh nghiệp/tổ chức có 1TB dữ liệu (chưa cắt giảm dữ liệu dư thừa), với chính sách sao lưu hiện tại, bao gồm: 8 ngày cho điểm phục hồi hằng ngày (daily restore point), 2 tuần cho điểm phục hồi hằng tuần (weekly restore point), và 2 tháng cho điểm phục hồi hằng tháng (monthly restore point). Tương đương mỗi tháng, dữ liệu sao lưu sẽ tiêu tốn 2201GB.

Nếu cắt giảm, dữ liệu cần sao lưu & phục hồi còn khoảng 900GB, với cách tính tương tự, dữ liệu sau sao lưu giảm từ 2201GB xuống mức 1935GB (giảm 226GB).

Phân bổ chính sách Sao lưu & Phục hồi dữ liệu hợp lý

Với mỗi loại dữ liệu đều có độ biến động và độ quan trọng khác nhau, cho nên việc phân bổ chính sách Sao lưu & Phục hồi dữ liệu một cách hợp lý tùy theo đặc thù của dữ liệu cũng góp phần tạo nên sự tối ưu trong sử dụng giải pháp sao lưu & phục hồi dữ liệu một cách hiệu quả.

Cũng như trên, bài toán 1TB trong đó có:

  • 300GB dữ liệu ít biến động, cần lưu trữ lâu dài: chính sách sao lưu hiện tại, bao gồm: 5 ngày cho điểm phục hồi hằng ngày (daily restore point), 1 tuần cho điểm phục hồi hằng tuần (weekly restore point), và 1 tháng cho điểm phục hồi hằng tháng (monthly restore point). Tiêu tốn: 453GB
  • 724GB dữ liệu biến động nhanh, thường xuyên truy xuất: chính sách sao lưu hiện tại, bao gồm: 8 ngày cho điểm phục hồi hằng ngày (daily restore point), 5 tuần cho điểm phục hồi hằng tuần (weekly restore point), và 2 tháng cho điểm phục hồi hằng tháng (monthly restore point). Tiêu tốn: 1373GB

Tổng dung lượng cần cho việc sao lưu: 1373 + 453 = 1826GB (so với 2201GB như ví dụ trên)

Cân đối giữa kinh phí sao lưu phục hồi và giá trị kinh doanh của dữ liệu

Có rất nhiều câu chuyện thành công và tạo nên giá trị kinh doanh từ dữ liệu, hoàn toàn có thể kể đến những cái tên tiêu biểu như: Healthrow, Meijer, Metrobank, BitTitan, HewlettPackard, Roll-Royce, AstonMartin…

Với BitTian, họ đã sử dụng Microsoft PowerBI để bắt các dòng Tweet liên quan đến dịch của BitTitan, phân tích và mô hình hóa thể hiện dữ liệu phân tích lên một bảng thể hiện theo thời gian thực, và cung cấp bảng thể hiện này cho đội ngũ bán hàng và marketing để thực hiện điều chỉnh chiến lược kinh doanh, phục vụ khách hàng theo thời điểm sao cho phù hợp.

Trích dẫn, Jessica Raymond, Giám đốc Marketing của BitTitan: “Chúng tôi có thể nhìn vào các con số và phân tích số lượt retweet và tính toán theo bất kì cách nào mà chúng tôi muốn. Chúng tôi có thể thấy được nội dung nào đang được đối tác quan tâm nhất. Chúng tôi nhờ vào đó để gửi phản hồi đến đội ngũ tiếp nhận nhằm điều chỉnh công việc trong khi các công việc khác vẫn không gặp gián đoạn.” – Tham khảo.

Bằng những phương pháp kể trên, dữ liệu của doanh nghiệp trở nên giá trị hơn nhờ vào Big Data, Business Intelligence… Một kết quả trực tiếp được ghi nhận đó là những con số “biết nói” về hiệu quả kinh doanh, chính hiệu quả kinh doanh sẽ thúc đẩy việc bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp trở nên đóng một vai trò quan trọng hơn trong bối cảnh nền kinh tế 4.0 như hiện nay.

Rate this post
Series Navigation

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here